Đăng nhập sổ của bạn
Sai lầm hay gặp trong chế độ ăn dặm của trẻ
Chế độ ăn dặm chưa hợp lý về số lượng và chất lượng khiến trẻ không đủ năng lượng để phát triển, đặc biệt sẽ bị thiếu hụt các vi chất quan trọng cho phát triển chiều cao là vitamin A, Canxi, sắt và kẽm.
Dưới đây là những sai lầm hay gặp trong chế độ ăn dặm của trẻ ở các gia đình:
Thời gian ăn dặm quá sớm
Một số gia đình cho trẻ ăn dặm khi 2 - 3 tháng là quá sớm, khuyến nghị là tròn 6 tháng. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể cho ăn sớm hơn nhưng cũng phải khi tròn 4 tháng, nếu ăn dặm trước đó không đủ men tiêu hóa trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng.
Thời gian ăn dặm quá muộn: Sau 6 tháng, chỉ bú mẹ vì trẻ lười ăn bột cháo: Gây thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, vì giai đoạn này sữa mẹ không cung cấp đủ.
Chỉ sử dụng nước hầm xương và bột, ngoài ra, không cho ăn thêm thịt, trứng, tôm cá… Về điều này, gia đình có thể pha thêm nước hầm xương vào đồ ăn như bột, cháo, canh của trẻ nếu trẻ thấy ngon miệng hơn, tuy nhiên, cần lưu ý không có giá trị dinh dưỡng trong nước hầm xương vì không có canxi, đạm ở đây.
Xay nhuyễn, hầm thịt rồi rây, lọc chỉ còn rất ít cái hoặc chỉ ninh nước nấu bột: Như vậy các chất bổ như đạm, bột giữ lại trong bã bị bỏ đi, khiến hiệu quả dinh dưỡng không cao. Cần thay đổi xay nghiền nhỏ cả thịt, cá, hoặc đánh trứng tra vào quấy bột hòa lẫn nước để trẻ có thể ăn cả nước lẫn cái mới lấy đủ dinh dưỡng.
Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ: Mỗi bữa ăn của trẻ mới ăn dặm đã khuyến nghị từ 2,5 -5ml dầu mỡ, trẻ gần 1 tuổi phải tăng lượng dầu mỡ 10 - 15ml/bữa. Thiếu thành phần này sẽ không hấp thu được vitamin D, A là những yếu tố rất cần cho phát triển chiều cao.
Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Điều này khiến chế độ ăn của trẻ thiếu hẳn nguồn cung cấp can xi và các yếu tố vi lượng cần cho chiều cao. Khi trẻ ho, tiêu chảy vẫn ăn được bình thường. Chỉ trong những trường hợp dị ứng cá tôm cua ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp) thì mới cần kiêng.
Không cho trẻ uống các nước giải khát công nghiệp có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp, dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này, một số loại nước có chất kích thích cocain còn gây ức chế hấp thu canxi rất ảnh hưởng chiều cao.
Tránh bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ
Nhiều gia đình quan tâm đến chiều cao của con chỉ nghĩ đơn giản là cần bổ sung nhiều canxi thậm chí ở dạng thuốc: Tại TT khám Viện dinh dưỡng chúng tôi đã gặp những cháu bé do bổ sung vitamin D liều cao (2000 - 3000.ui hàng ngày) dù trẻ không bị thiếu vitamin D và bổ sung can xi 500 - 1000mg hàng ngày dù trẻ không thiếu canxi.
Hậu quả sẽ khiến trẻ bị những vấn đề của ngộ độc vitamin D, canxi (nồng độ các chất này trong máu cao hơn bình thường), có các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, rối loạn tiêu hóa, lắng đọng sỏi thận…
Khi phát hiện thấy trẻ có một số biểu hiện như táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn hoặc đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều, các mẹ nên đưa con đi kiểm tra xem lượng canxi huyết của trẻ có quá cao hay không để có cách điều chỉnh kịp thời.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể thừa canxi, trẻ có thể bị lùn. Điều này được lý giải là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao. Dẫn đến lợi bất cập hại!
Trên đây là những điều đặc biệt cần lưu ý để giúp trẻ phát huy được tốt nhất về tăng trưởng và đặc biệt là chiều cao, mong rằng các bậc cha mẹ sẽ thêm được những kiến thức hữu ích để phòng tránh được những thực hành chưa đúng khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm.
01/05/2022 20:42
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.