Đăng nhập sổ của bạn
Lưu trữ máu cuống rốn để điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai
Lưu trữ tế bào gốc được coi như là tấm thẻ bảo hiểm sinh học trọn đời, giúp con có thể được tiếp cận với các liệu pháp điều trị tế bào gốc hiện đại nhất trong tương lai.
Tế bào gốc là loại tế bào không chuyên biệt, có khả năng tự sinh sản bằng cách phân chia tế bào (tự nhân lên chính nó) và biệt hóa để phát triển thành một hoặc nhiều loại tế bào chuyên biệt khác nhau.
Ghép tế bào gốc đang được xem là một cuộc cách mạng trong y học giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo, chính vì vậy hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh đã lưu lại tế bào gốc cho con vì đây được coi như là tấm thẻ bảo hiểm sinh học trọn đời, giúp con có thể được tiếp cận với các liệu pháp điều trị tế bào gốc hiện đại nhất trong tương lai.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, dịch vụ lưu trữ tế bào gốc được triển khai từ tháng 9/2020, đến nay đã thực hiện dịch vụ lưu trữ tế tế bào gốc cho 30 trẻ. Tế bào gốc có thể lấy được từ nhiều nguồn: máu ngoại vi, tủy xương, máu dây rốn… Do việc lưu trữ máu ngoại vi và tủy xương đòi hỏi kỹ thuật phức tạp có xâm lấn và tốn kém hơn nên tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ máu dây rốn được ưu tiên sử dụng hơn.
BSCKI. Nguyễn Thị Diến, Phó trưởng Khoa Sản I, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: "Dây rốn là phần mô kết nối giữa nhau thai và bào thai, có nhiệm vụ cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi trong quá trình phát triển và mang thông tin di truyền của em bé.
Máu dây rốn là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé. Trong máu dây rốn chứa rất nhiều loại tế bào gốc khác nhau bao gồm tế bào gốc trung mô, tế bào gốc biểu mô và nội mô,…
Tế bào gốc trung mô chiếm tỉ lệ lớn nhất, có nhiều chức năng bao gồm khả năng ức chế viêm sau tổn thương mô, điều hòa miễn dịch, tiết ra các yếu tố kích thích tăng trưởng hỗ trợ sửa chữa mô và chúng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào thần kinh, tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào da, xương, mỡ, sụn...
Bên cạnh đó, tế bào gốc dây rốn có đặc tính miễn dịch thấp nên có khả năng tương thích cao khi được cấy ghép cho người thân trong gia đình hoặc ngay cả những người không cùng huyết thống nếu như chỉ số sinh học phù hợp. Điều này vô cùng ý nghĩa khi từ tế bào gốc của con có thể cứu chữa cho cha mẹ, anh chị em, ông bà mà không phải chờ đợi tìm kiếm người hiến phù hợp.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, khi có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc cho trẻ, gia đình sản phụ sẽ được nhân viên y tế tư vấn hiểu về những lợi ích, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp lấy tế bào gốc bằng máu dây rốn. Sau đó, bố mẹ được kiểm tra sức khỏe theo quy trình.
Khi sản phụ chuyển dạ sẽ thông báo trước cho khoa, phòng để được chuẩn bị các điều kiện thu thập máu và máu sẽ được thu thập ngay sau khi em bé ra đời có kẹp cắt rốn. Lấy máu dây rốn không gây bất cứ nguy cơ hay tổn hại nào cho mẹ và bé (Có thể áp dụng với tất cả các sản phụ cả sinh thường và sinh mổ). Các hoạt động được thực hiện theo quy trình khép kín, chuyên nghiệp.
Việc thu thập máu dây rốn được thực hiện chủ động, nhanh chóng trong điều kiện vô trùng, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình thu thập và lưu trữ. Máu thu thập xong sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Tế bào gốc của bé sẽ được lưu trữ bởi hệ thống hiện đại nhất thế giới, trong điều kiện nhiệt độ âm sâu (-196 độ).
Tế bào gốc đã mở ra một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học. Việc ứng dụng tế bào gốc sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn trong điều trị bệnh lý phức tạp. Lưu giữ tế bào gốc dây rốn ngay từ bây giờ được xem là một biện pháp bảo đảm tương lai, sức khoẻ cho con, gia đình và giúp nhiều người có cơ hội điều trị tốt hơn.
11/04/2022 20:29
Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.
Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.
Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.
Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.
Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.
Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...
Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:
Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.